Độ xe mất giá khi bán lại là chuyện dở khóc dở cười mà mình thấy được ở một số sếp khi muốn bán xe. Tưởng chừng độ tốn kém, mất công sức vào xe thì có khi bán lại còn tăng giá nhưng thực ra phía sau đó có một vài nguyên nhân mà các sếp đã bỏ qua. Bằng kinh nghiệm bán xe cũ tại Hà Nội nhiều năm, hôm nay mình sẽ đi sâu vào vấn đề này, phân tích chi tiết để các sếp muốn độ xe hay bán xe sẽ cân nhắc sao cho phù hợp để thuận mua vừa bán.
Các sếp thử nghĩ xem khi mua xe cũ ai cũng muốn xem xe thật kỹ, xem độ hao mòn hay va quệt của các chi tiết xe tới đâu thì đó phán đoán được tình trạng của xe. Nhưng nhiều sếp độ quá nhiều thay cả màu sơn rồi cắt gọt một số bộ phận để lắp thêm đồ chơi. Việc độ xe mất giá khi bán lại là chắc chắn trong trường hợp này. Cho dù tính thêm tiền trang bị đã nâng cấp cho sếp thì vẫn không thể bằng 1 chiếc xe bình thường nguyên zin được. Vì mọi thứ phải tính theo giá thị trường chỉ cộng thêm rất ít theo giá đồ cũ thôi.
Nhiều sếp độ những trang bị rất đắt tiền, nhất là trong giới chơi xe bán tải. Tiền độ và tiền công đôi khi còn bằng hoặc lớn hơn tiền xe. Nếu bán lại khách hàng sẽ lo ngại phải thay sửa các phụ tùng đó khi nó hỏng. Như vậy việc độ xe mất giá khi bán lại nếu mua những chiếc xe đó là rất dễ hiểu.
Độ xe mất giá khi bán lại cũng một phần do luật đăng kiểm mới thay đổi đã tuýt còi hàng loạt các chủ xe có hành vi độ xe nhiều quá mức. Có xe phải quay về tháo đồ độ ra, đôi khi còn phải mua thêm đồ zin về lắp vào để đăng kiểm cho hợp pháp. Nếu không may đi trên đường những xe ô tô độ nhiều dẫn tới thay kích thước, màu sắc khác với trên đăng kiểm sẽ còn có thể bị phạt nặng.
Các hãng xe rất quan ngại về việc sếp mang ra ra ngoài độ chế nên độ xe mất giá khi bán lại , bảo hành bảo dưỡng. Nhiều phụ tùng nếu lắp vào không đúng cách hoặc phù hợp với mẫu xe, có thể gây hỏng xe nhanh hơn.
Ngoài ra những sếp không có kinh nghiệm về bảo hành xe nhiều khi thấy xe gặp vấn đề mà mang ra gara lại không biết bảo dưỡng những đồ được độ thêm này dẫn tới tốn kém nhiều thời gian và công sức. Nhiều hãng từ chối ngay cả việc thay dầu ở ngoài hãng chứ chưa nói tới thay đổi phụ tùng xe không theo thiết kế nhà sản xuất gây nên tình trạng độ xe mất giá khi bán lại cho người khác.
Độ xe mất giá khi bán lại bởi vì nhiều khi đồ độ xe còn chất lượng kém hơn đồ zin. Do nhiều sếp chưa tìm hiểu kỹ chơi hàng kém chất lượng hoặc không đúng loại vẫn cố lắp vào. Vừa gây hỏng xe nhanh vừa gây hại hệ thống điện nếu là trang bị điện tử. Khi hỏng thì người thiệt nhất sẽ là người mua lại xe, vậy nên giá xe sẽ bị dìm xuống.
Từ các lý do gây nên vấn đề độ xe mất giá khi bán lại, mình có một số lời khuyên để giúp sếp vừa thỏa mãn đam mê chơi xe mà vẫn giữ xe được giá khi cần bán xe.
Độ xe nhưng không thay đổi cấu trúc khung sườn xe, nếu sơn lại cần xin đăng kiểm lại, nhưng tốt nhất không nên sơn những màu quá lạ mắt.
Chỉ độ những chi tiết phù hợp với quy định đăng kiểm xe, nếu là đồ điện thì cần dễ tháo lắp bằng giắc cắm, cổng kết nối chứ không nên can thiệp thay đổi hệ thống điện sẵn có.
Độ những trang bị tăng tính an toàn như đèn bi, đèn pha đúng quy định tối đa được phép thì sẽ hỗ trợ tốt cho sếp lái xe.
Tuy độ xe nhưng vẫn nên tham khảo chính sách bảo hành và ý kiến từ phía các chuyên gia của hãng xe và nên bảo dưỡng tại hãng để đảm bảo sau này có lịch sử bảo dưỡng tốt.
Độ xe mất giá khi bán lại sẽ không còn là vấn đề khó nếu sếp lưu tâm những điều mình vừa nói trên. Nếu sếp quá đam mê và sẵn sàng bỏ một cái giá lớn để chơi xe thì mình rất tôn trọng và miễn sao sếp hãy sử dụng hợp lý và lái xe an toàn là được. Còn lại theo mình là phần lớn sử dụng xe để đi lại hàng ngày thì sẽ tuân thủ những điều trên để đảm bảo độ bền và giá cả của xe dù có bán lại. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho sếp!